Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Mẫu đơn xin việc viết tay

Vấn đề này có lẽ ở google có bạt ngàn thông tin, rất nhiều cách hướng dẫn khác nhau, mình chỉ nói lên những kinh nghiệm của bản thân mình trong "đơn xin việc":

Một đơn xin việc tốt, gây ấn tượng, lập tức làm cho người đọc bị cuốn hút, tò mò và muốn tiếp xúc với người viết nó. Nhà tuyển dụng không có thời gian đọc một lá đơn dài lê thê. 



Họ sẽ thiếu thiện cảm nếu lá đơn trình bày xấu, viết sai chính tả và văn phạm. Lá đơn dù ngắn, song bạn cũng phải chứng minh là mình có hiểu biết về tổ chức, doanh nghiệp mà mình xin việc. 

Cuối cùng, bạn phải ghi đúng tên người nhận. Ví dụ: Ông (bà X), Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự. Tuyệt đối tránh cách viết: Kính gửi Xí nghiệp A, B... Viết như thế, nhiều khả năng đơn của bạn sẽ bị lãng quên.

Hình thức và nội dung một lá đơn xin việc:

Giấy khổ A4. Nếu chữ viết đẹp, nên viết tay. Đó cũng là cách khoe ưu điểm của mình. Và thường gây ấn tượng với người tuyển dụng. Nếu không thì nên dùng máy tính. Khi đã dùng máy tính, lưu ý cách trình bày văn bản theo form mẫu chuẩn, từ khoảng cách lề, cỡ chữ, các quy định cơ bản… 

Về nội dung, đơn xin việc giống như một bài văn, gồm 3 phần: mở, thân và kết. 

Mở: Trình bày lý do mình biết có thông tin tuyển dụng của công ty. Chứng minh là mình hiểu về cơ quan ấy và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của mình phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. 

Thân: Nói về học vấn, tay nghề và kinh nghiệm của mình (phần này sơ bộ không cần nói quá kỹ vì trong quá trình phỏng vấn người tuyển dụng sẽ có chuyện để hỏi và mình có lý do để trả lời)
Kết: Xin được gặp người có trách nhiệm tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc dự phỏng vấn.
Bạn nên nhớ viết ngắn gọn, đủ ý, trình bày đẹp, sạch sẽ. Ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động. 


*Mình làm nhân sự, phỏng vấn nhiều ứng viên, và cũng rất hay để ý đến lá đơn xin việc. Dù bất kỳ tuyển vị trí nào (ngoại trừ những vị trí lao động chân tay không cần thiết đơn hay như tạp vụ)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét